Bạn muốn kết nối máy tính với máy in để đáp ứng nhu cầu trong công việc. Tuy nhiên, bạn không biết phải thực hiện như thế nào? Đừng quá lo lắng khi hệ thống Techcare Đà Nẵng sẽ hướng dẫn đến bạn một số cách kết nối máy tính với máy in đơn giản nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn cách kết nối máy tính với máy in đơn giản nhất

Cách kết nối máy in với máy tính trên hệ điều hành Windows 7

Để cài máy in với máy tính chạy hệ điều hành Windows 7, bạn cần cài đặt phần mềm kết nối máy in với máy tính. Thông thường, phần mềm này sẽ được tích hợp trong đĩa cài đặt Driver của máy in, mà bạn thường nhận được khi mua máy in mới.

Bạn có thể tham khảo: Cách hủy lệnh in trên Win 10

Lưu ý: Thường thì mỗi bản Driver chỉ tương thích với một hệ điều hành cụ thể. Do đó, quan trọng nhất là bạn phải sử dụng Driver máy in phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang cài đặt để thực hiện kết nối. 

- Bước 1: Đầu tiên, hãy xác định cổng kết nối, có thể là cổng USB hoặc cổng HDMI. Sau đó, bạn di chuyển đến menu Start và chọn mục "Devices and Printers".

Ngay sau đó, cửa sổ Devices and Printers sẽ hiển thị trên máy tính với giao diện như hình minh họa dưới đây. Chọn vào mục Add a printer để tiếp tục.

Tiếp theo, bạn nhấn vào tùy chọn "Add a local printer".

Nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.

- Bước 2: Lúc này, bạn sẽ thấy hộp thoại mới được hiển thị. Tại đây, bạn hãy tiến hành cách tìm máy in trên máy tính. Sau đó, chọn hãng máy in cần kết nối. Nếu bạn không tìm thấy tên máy in tương ứng với Driver thì bạn cần cài đặt thêm bằng cách chọn Have Disk. 

Nhấn OK sẽ xuất hiện hộp thoại bên dưới: 

Chọn Driver máy in phù hợp, nhấn Next

Tại giao diện Add Printer mới hiển thị, bạn nhập tên máy in vào mục Printer name và nhấn Next để tiến hành kết nối.

Hãy chờ đợi trong giây lát đến khi quá trình kết nối được thực hiện hoàn tất.

- Bước 3: Trong hộp thoại tiếp theo, bạn có thể chọn xem liệu có muốn chia sẻ máy in với các máy tính khác trên mạng hay không. Để thực hiện điều này, bạn có thể tick chọn ô "Share this printer so that others on your network can find and use it" nếu bạn muốn chia sẻ máy in, hoặc chọn "Do not share this printer" nếu bạn không muốn chia sẻ. Sau đó, nhấn Next.

- Bước 4: Nếu bạn muốn thử in test page, hãy tick chọn "Print a test page". Ngược lại, nếu không muốn thử, bạn có thể bỏ qua bước này và nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt kết nối máy tính với máy in.

>> Xem thêm: Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 7

Cách kết nối máy tính với máy in trong hệ điều hành Windows 8/8.1/10

Vì giao diện cơ bản của hệ điều hành Windows 8/8.1/10 khác biệt so với Windows 7. Vì vậy, cách cài đặt máy in kết nối với máy tính có một số khác biệt. Cụ thể với cách kết nối máy in với máy tính chạy hệ điều hành Windows 8/8.1/10 được thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 1: Bạn nhấn vào biểu tượng Windows trên bàn phím rồi nhập cụm từ "Printers and Scanners" vào thanh tìm kiếm.

- Bước 2: Tại giao diện mới, bạn nhấn vào tùy chọn "Add a Printers or Scannes" để cho phép hệ thống máy tính thực hiện quá trình tìm kiếm và phát hiện tất cả các máy in đang kết nối với máy tính của bạn. 

Sau đó bạn chọn máy in mà mình muốn kết nối.

Khi máy in mà bạn muốn kết nối đã ở trạng thái Ready thì quá trình kết nối máy tính với máy in đã hoàn thành.

>> Xem thêm: Hẹn giờ tắt màn hình máy tính

Cách kết nối máy in qua wifi và mạng LAN với máy tính

Kết nối máy tính với máy in thông qua mạng LAN hoặc Wifi còn có tên gọi khác là cách kết nối laptop với máy in không dây. Trong quá trình này, người dùng sẽ cài đặt máy in trên một máy tính chủ và sau đó chia sẻ máy in để các máy tính khác có thể sử dụng.

Phương pháp này được rất nhiều tổ chức và công ty ưa chuộng, đặc biệt là trong các mô hình văn phòng có nhiều máy tính cùng hoạt động và yêu cầu in ấn cao. Dưới đây là các bước để kết nối máy tính với máy in thông qua mạng LAN và Wifi:

- Bước 1: Bạn hãy chọn một máy tính để làm máy chủ (nên chọn máy tính để bàn để giảm bớt di chuyển, đảm bảo sự đồng bộ hệ thống máy tính trong khu vực). Sau đó, kết nối dây cắm của máy tính và máy in rồi chạy phần mềm cài đặt máy in.

- Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn mục Control Panel rồi sau đó xem xét hệ điều hành để lựa chọn Printers and device hoặc Printers and Faxes.

- Bước 3: Khi cửa sổ mới hiển thị, bạn click chuột phải vào icon máy in đã được cài đặt trước. Tại mục Sharing, bạn nhấn vào tùy chọn Share this printers, chọn tiếp vào nút Apply và nhấn nút OK để hoàn thành quá trình kết nối máy in với máy chủ.

- Bước 4: Bước tiếp theo là bạn cần cài đặt Driver máy in cho tất cả các máy tính cần kết nối máy in. Sau đó, bạn lần lượt chọn Control Panel >> Chọn Printer and Devices hoặc Printers and Faxes >> Chọn Add Printer. Lúc này, bạn chọn Add a Network, Wireless or Bluetooth printer để máy tính có thể tìm tất cả những máy in trong cùng mạng LAN hoặc Wifi.

- Bước 5: Cho đến khi máy tính đã tìm được máy in, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để hộp thoại Run xuất hiện rồi tiến hành nhập tên và IP của máy chủ vào. Sau khi thực hiện hoàn tất các thao tác trên có nghĩa là cách kết nối máy tính với máy in qua wifi đã được hoàn tất.

Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in hiệu quả nhất

Có nhiều trường hợp máy tính không nhận máy in. Nên Techcare sẽ bật mí đến các bạn một vài cách xử lý hiệu quả như sau:

Khởi động lại service Print Spooler khi máy tính không nhận máy in

Để có thể ngừng service Print Spooler cũng như khởi động lại. Các bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây nhé!

Bước 1: Đầu tiên, bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để bắt đầu mở hộp thoại Run lên.

Bước 2: Sau đó, bạn gõ vào lệnh services.msc và nhấn Enter hay nhấn OK để tiếp tục.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 3: Tại mục Name, các bạn hãy di chuyển đến và nhấn đúp chuột vào mục service với tên gọi là Print Spooler.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 4: Khi giao diện tiếp theo hiển thị trên màn hình, ở trong phần Service status. Các bạn hãy nhấn vào nút Stop.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 5: Tiếp theo, bạn nhấn vào nút Start để bắt đầu mở lại service thêm một lần nữa.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 6: Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn OK và kiểm tra lại xem lỗi máy tính không nhận máy in đã được khắc phục hay chưa.

Tạo cổng cục bộ mới khi cắm máy in vào laptop không nhận

Để tạo cổng cục bộ mới trong quá trình khắc phục lỗi may tính không nhận máy in. Các bạn hãy thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn mở Control Panel lên trên máy tính.

Bước 2: Ở phần View by, các bạn hãy chọn vào mục Large icons. Tiếp theo, bạn tìm kiếm và chọn vào mục Devices and Printers.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 3: Sau đó, bạn chọn vào mục Add a printer ở vị trí trên cùng của giao diện.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Lưu ý: Các bạn muốn tiếp tục, hãy nhớ đăng nhập vào máy tính dưới quyền Admin.

Bước 4: Tiếp theo, bạn chọn vào mục Add a network, wireless or Bluetooth printer.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 5: Khi giao diện mới xuất hiện, bạn nhấn vào tùy chọn "Create a new port" rồi tiến hành đổi từ "Type of port" sang "Local Port". Nhấn Next để tiếp tục.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 6: Ở bước này, bạn bắt đầu nhập tên cổng vào khung trống bên dưới mục Enter a port name. Tên cổng ở đây chính là địa chỉ của máy in bạn đang sử dụng. Sau khi nhập xong, bạn chọn vào nút OK.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 7: Lúc này, bạn hãy chọn dòng máy in ở thư mục và nhấn Next.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 8: Khi cửa sổ mới xuất hiện, bạn bắt đầu thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Như vậy, quá trình thêm máy in sẽ được hoàn thành.

Cuối cùng, các bạn hãy kiểm tra lại xem máy tính của các bạn đã nhận máy in chưa nhé!

Xem thêm: Cách tạo Folder trong Outlook đơn giản nhất

Gỡ bỏ cài đặt driver máy in để khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in

Driver máy in là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng máy tính không nhận máy in. Vì vậy, bạn nên thực hiện việc gỡ bỏ cài đặt driver máy in và sau đó cài đặt lại để kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục chưa. Với các thao tác đơn giản như sau:

Bước 1: Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run lên.

Bước 2: Sau đó, bạn nhập vào lệnh printmanagement.msc và nhấn Enter hoặc OK.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 3: Khi hộp thoại Print Management xuất hiện trên màn hình, ở khung bên trái, bạn tìm và nhấn vào mục "All Drivers".

may-tinh-khong-nhan-may-in

Bước 4: Tại phần khung bên phải, bạn nhấp chuột phải lên driver máy in rồi chọn nút Delete.

may-tinh-khong-nhan-may-in

Nếu trường hợp có nhiều driver máy in. Các bạn hãy thực hiện lần lượt theo các bước như trên để xóa hết tất cả các driver máy in đi.

Bước 5: Cuối cùng, bạn tiến hành cài đặt lại driver máy in. Bạn chỉ cần truy cập trang chủ của nhà sản xuất. Sau đó tải xuống và thực hiện cài đặt driver máy in thuộc phiên bản mới nhất là được.

Sao chép "mscms.dll" bằng tay khi máy tính không nhận máy in

Bước 1: Bạn mở thư mục C:\Windows\system32 lên rồi tìm kiếm file có tên gọi là "mscms.dll".

Bước 2: Sau đó, bạn hãy copy file vào đường dẫn bên dưới. Điều đó còn phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành Windows mà các bạn đang dùng là 32-bit hoặc 64-bit:

C:\windows\system32\spool\drivers\x64\3\ if you are using 64-bit windows

C:\windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\ if you are using 32-bit windows

Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần kết nối máy tính với máy in lại với nhau để xem lỗi đã được khắc phục chưa.

Như vậy, Techcare - Hệ thống sửa chữa laptop tại Đà Nẵng đã chia sẻ đến các bạn những cách khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in. Hãy tham khảo và áp dụng từng cách để khắc phục lỗi một cách nhanh chóng nhé!