Có lẽ Sound card vẫn còn là một thuật ngữ xa lạ với nhiều người dùng hiện nay. Vì vậy, Techcare Đà Nẵng xin chia sẻ một số thông tin chi tiết giúp các bạn hiểu rõ Sound card là gì? Sound card dùng để làm gì? cũng như các thông tin liên quan khác. Mời các bạn cùng theo dõi ngay nhé!
Sound Card là gì?
Cũng tương tự với các loại thiết bị ngoại vi khác như tai nghe, bàn phím cơ hay chuột máy tính,... Sound Card là một trong những loại phụ kiện được người dùng sử dụng phổ biến? Vậy Sound Card là gì hay card âm thanh là gì?
Sound card còn được gọi là card âm thanh. Loại phụ kiện này còn có tên gọi khác là Audio Interface. Sẽ được sử dụng để gắn vào khe cắm PCI hoặc khe cắm ISA trên bo mạch chủ. Hoặc được kết nối bằng đầu USB.
Đây là một loại phụ kiện hỗ trợ cho quá trình xử lý dữ liệu số truyền vào. Sau đó, chuyển đổi thành dải âm thanh phát ra trên thiết bị tai nghe máy tính hoặc loa máy tính.
Xem thêm
Sound Card có tất cả bao nhiêu loại?
Với nhu cầu sử dụng ngày càng phổ biến, đa dạng của người dùng hiện nay. Card âm thanh đã được chia ra thành 2 loại chủ yếu như sau:
+ Sound Card Onboard: Là loại card âm thanh được dùng để gắn trực tiếp vào main trên máy tính.
+ Sound Card rời: Loại card này sẽ được kết nối với thiết bị phát dễ dàng qua cổng USB. Điển hình như laptop, máy tính bàn,... Ngày nay, để giúp cho quá trình kết nối cũng như di chuyển tiện lợi hơn thì Sound Card còn được thiết kế theo hình dạng USB rất nhỏ gọn.
Sound card có tác dụng gì? Sound card để làm gì?
Thiết bị ngoại vi này sẽ mang đến cho người dùng âm thanh đa chiều vô cùng sống động. Với chất âm trước khi truyền đến người nghe sẽ được xử lý kỹ lưỡng. Như vậy sẽ mang đến sự hoàn hảo trên từng nốt cao cho đến các âm trầm sâu lắng. Vậy sound card dùng để làm gì? Sound card có tác dụng gì? Các bạn hãy tiếp tục theo dõi để có câu trả lời nhé!
Sound Card được dùng trong nhu cầu giải trí hàng ngày
Loại card âm thanh này thường được sử dụng cho người dùng có nhu cầu nghe nhạc, chơi game hoặc xem phim trên máy tính. Vậy chỉ cần chọn mua loại sound card giá rẻ có hỗ trợ 2 kênh, có khả năng kết hợp với loa để phát ra âm thanh trong quá trình sử dụng là được.
Với nhu cầu xem phim, nghe nhạc, xem phim thì bạn không nhất thiết phải bỏ ra số tiền lớn để mua cho mình một chiếc sound card đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu nghiêng về sở thích hoặc tính chất công việc cần thiết bị có khả năng phát âm tốt, chuẩn hơn thì bạn có thể chọn loại card âm thanh tương ứng nhé!
Sound Card dùng để thu âm, livestream
Đối với những nhu cầu sử dụng chuyên sâu hơn như livestream, thu âm thì bạn sẽ cần trang bị một hệ thống âm thanh đạt chất lượng cao. Như vậy sẽ giúp cho âm truyền ra được to rõ và trong trẻo nhất. Lúc này, bạn chắc chắn phải tìm hiểu kỹ lưỡng và đầu tư Sound Card hơn. Để giúp cho yêu cầu về đầu ra âm và chất lượng phải đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy mà việc bạn trang bị một chiếc Sound Card chất lượng cao là vấn đề hết sức cần thiết.
Sound Card thu âm và sound card livestream cũng khá tương đương với nhau. Tuy nhiên, chất lượng của sound card live stream sẽ có phần thấp hơn một chút. Là loại sound card được các youtuber hay các streamer hiện nay sử dụng rất phổ biến.
Sound Card sử dụng trong âm thanh chuyên nghiệp
Loại Sound Card này sẽ được sử dụng phổ biến trong các công việc như sản xuất nhạc hoặc lông tiếng,... Vì vậy, hầu như người dùng sẽ không thể nào cắm tai nghe, loa hoặc nghe trực tiếp được từ loại card âm thanh này. Có một số loại sẽ xuất Digital In/ Out cho nhiều kênh. Như MIDI/MADI xuất lên đến gần 400 kênh khác nhau với các đầu connector vô cùng lạ lẫm. Tuy nhiên, Professional Sound Card được sử dụng phổ biến nhất vẫn là loại Audio Interface, A-D/D-A.
Như đã được chia sẻ ở trên, Sound Card sử dụng trong âm thanh chuyên nghiệp như khi lồng tiếng, sản xuất nhạc. Nên các bạn cần phải trang bị hệ thống Sound Card chất lượng, đắt giá để được trải nghiệm âm thanh hoàn hảo nhất.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây về Sound Card đến từ hệ thống Techcare Đà Nẵng. Có lẽ đã giúp các bạn hiểu được Sound card là gì? Sound card dùng để làm gì và chọn loại Sound card phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé!