Windows cannot connect to the printer là một trong những lỗi thường gặp khi người dùng kết nối giữa máy tính với máy in. Vậy làm thế nào để sửa lỗi Windows cannot connect to the printer win 10 hiệu quả nhất? Các bạn hãy cùng Techcare Đà Nẵng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Lỗi Windows cannot connect to the printer là gì?

Trong quá trình sử dụng, trên màn hình máy tính của bạn bỗng nhiên xuất hiện lỗi với thông báo có nội dung là Windows cannot connect to the printer. Đây còn được gọi là lỗi 0x0000011b, 0x0000007e, 0x0000007a hoặc 0x00000002. Lỗi này thường xuất hiện khi máy tính Windows của bạn không thể kết nối với máy in.

Để biết được cách sửa lỗi windows cannot connect to the printer win 10 được thực hiện như thế nào? Mời các bạn tiếp tục theo dõi những thông tin chia sẻ từ Techcare ngay bên dưới nhé!

Xem thêm: Sửa lỗi the application was unable to start correctly (0xc00007b) 

Hướng dẫn cách sửa lỗi Windows cannot connect to the printer Win 10

Cách 1: Khởi động lại Printer Spooler Service

Sửa lỗi windows cannot connect to the printer win 10 bằng cách khởi động lại Printer Spooler Service sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, nhiều người dùng thường áp dụng giải pháp này khi cần khắc phục lỗi connect to printer. Cụ thể với các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để tiến hành mở hộp thoại Run trên máy tính.

Bước 2: Khi hộp thoại Run xuất hiện, bạn gõ vào dòng lệnh services.msc và nhấn OK.

Bước 3: Sau đó, bạn tìm kiếm và nhấn đúp chuột vào mục Print Spooler.

Bước 4: Tiếp theo, bạn lần lượt vào Stop tại mục Service status >> Nhấn nút Start.

Bước 5: Cuối cùng, bạn chọn OK và kiểm tra lại xem máy in đã hoạt động bình thường hay chưa.

Xem thêm: You need permission to perform this action

Nếu như lỗi 0x00001b máy in vẫn chưa được khắc phục, các bạn có thể áp dụng giải pháp thứ 2 được Techcare hướng dẫn như sau:

Cách 2: Tạo Local Port mới để sửa lỗi connect to printer win 10

Để sửa lỗi windows cannot connect to the printer win 10, các bạn thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở Control Panel lên trên máy tính.

Bước 2: Sau đó, click vào mục Devices and Printer.

Bước 3: Tiếp tục click vào mục Add a printer.

Bước 4: Tiếp theo, bạn nhấn vào tùy chọn Add a network, wireless or Bluetooth printer.

Bước 5: Tại giao diện mới, bạn lần lượt chọn vào Create a new port >> Tiến hành thay đổi cấu hình “Type of port” sang Local Port và nhấn Next.

Bước 6: Đối với phần Enter a port name trong hộp thoại vừa được hiển thị, bạn hãy điền vào địa chỉ của máy in. Thông số này được hoạt động như sau: địa chỉ IP máy tính của bạn hoặc tên PC Tên máy in.

Bước 7: Lúc này, bạn lựa chọn nhà phát hànhmẫu máy in rồi tiếp tục làm theo sự hướng dẫn để hoàn thành quá trình thêm printer.

Xem thêm: Your windows license will expire soon

Cách 3: Xóa và cài đặt lại driver của printer để sửa lỗi Windows cannot connect to the printer

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Sau đó, bạn gõ dòng lệnh printmanagement.msc vào và nhấn OK.

Bước 3: Tiếp theo, bạn click vào mục All Drivers.

Bước 4: Để tiếp tục, bạn tìm kiếm và click chuột phải vào driver của máy in nằm tại khung giữa của hộp thoại >> Chọn Delete. Nếu các bạn tìm thấy nhiều hơn một driver, hãy lặp lại những bước trên để thực hiện xóa bỏ từng driver một.

Bước 5: Sau đó, bạn thêm vào driver của máy in một lần nữa. Địa chỉ để tải về tốt nhất đó chính là trang web chính thức của nhà phát hành máy in hiện tại mà các bạn đang sử dụng. 

Xem thêm: Lỗi Windows was unable to complete the format

Cách 4: Copy file hệ thống “mscms.dll”

Bước 1: Hãy truy cập vào thư mục C:Windowssystem32 rồi tìm kiếm đến file mscms.dll

Bước 2: Sau đó, bạn copy file trên đến vị trí sau:

C:windowssystem32spooldriversx643: Nếu máy tính của bạn đang sử dụng hệ điều hành 64-bit.

C:windowssystem32spooldriversw32x863: Nếu máy tính của bạn đang sử dụng hệ điều hành 32-bit.

Bước 3: Đến đây, bạn tiến hành kết nối máy tính với máy in lại một lần nữa là xong!

Đó là một số cách sửa lỗi Windows cannot connect to the printer win 10 hiệu quả nhất mà Techcare vừa chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với sự hướng dẫn chi tiết này sẽ giúp các bạn thực hiện thành công để khắc phục lỗi dễ dàng nhé!