Ngoài dân IT thì IC vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ đối với nhiều người dùng hiện nay. Vậy IC là gì? Cấu tạo và công dụng của IC như thế nào? Các bạn hãy cùng Techcare Đà Nẵng tìm hiểu ngay sau đây để có câu trả lời nhé!

IC là gì? Cấu tạo và công dụng của IC

Bạn thường nghe các kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại, máy tính nhắc đến IC. Tuy nhiên, bạn không biết IC là j? Vậy hãy cùng Techcare Đà Nẵng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Xem thêm: Virus máy tính là gì? Cách phòng chống và diệt virus hiệu quả nhất TPM 2.0 là gì? Những tính năng nổi bật của TPM 2.0 Router là gì? Chức năng của Router là gì? Có các loại Router nào? Màn hình vô cực là gì? Đánh giá chi tiết từ A-Z về màn hình vô cực

IC là gì?

IC là từ viết tắt của cụm từ Integrated Circuit. Các bạn có thể hiểu đơn giản với IC là một tập hợp đa dạng của các linh kiện thụ động và linh kiện bán dẫn, hợp nhất trên một chip nhỏ. Nó còn được biết đến với nhiều thuật ngữ khác nhau như vi mạch điện tử, chíp hoặc vi mạch tích hợp.

IC là gì?

IC là gì?

Trong IC, những thành phần quan trọng như điện trở và transistor, đại diện cho các linh kiện bán dẫn chủ động, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng khối điện tử. Sự kết hợp của chúng được thực hiện thông qua vật dẫn hoặc dây dẫn trên cùng một chip, tạo ra một hệ thống tích hợp.

IC khi được kết nối với nguồn điện sẽ thực hiện chức năng của mình theo thiết kế ban đầu. Thông qua việc liên kết và tương tác giữa các linh kiện, IC không chỉ hoạt động như một đơn vị độc lập mà còn đảm nhận chức năng tích hợp và tương đồng với những loại linh kiện khác nhau.

Cấu tạo của IC là gì?

Một IC cơ bản sẽ có 3 bộ phận chính. Cụ thể như sau:

+ Vỏ chip (cover): Bộ phận này thường được làm từ các vật liệu cách điện như nhựa, gốm, thủy tinh, v.v. Chức năng chính của vỏ chip là bảo vệ phần lõi bên trong IC. Nó đóng vai trò như một lớp bảo vệ bên ngoài, giữ vững các bộ phận như lõi, chân kết nối và dây dẫn. Vỏ chip cũng có nhiệm vụ cố định và duy trì sự ổn định của cấu trúc nội bộ của IC.

+ Lõi (core/die): Bộ phận này còn được biết đến là vi mạch điện tử. Lõi chứa đựng các thành phần thụ động như tụ điện, điện trở, cuộn cảm, cũng như các thành phần tích cực như diodes, transistor, PMOS và NMOS. Nó có thể bao gồm cả hai loại thành phần để thực hiện các chức năng phức tạp và đa dạng. Lõi là nơi mà các quá trình điện tử và tín hiệu được xử lý và điều khiển theo thiết kế của IC.

Cấu tạo của IC là gì?

Cấu tạo của IC là gì?

+ Chân (pin/lead): Các chân kết nối của IC là nơi mà IC được kết nối với các mạch khác trong hệ thống điện tử. Chúng là cầu nối giữa IC và môi trường bên ngoài. Cho phép truyền tín hiệu, dữ liệu giữa IC và các thành phần khác trong mạch điện tử lớn hơn. Các chân này có vai trò quan trọng trong việc liên kết và tích hợp IC vào hệ thống toàn bộ.

Đó chính là 3 bộ phận quan trọng trên một IC thông thường. Bên cạnh 3 bộ phận đó, còn tùy thuộc vào mỗi loại IC mà sẽ có cấu tạo khác, có thêm một số bộ phận khác.

Công dụng của IC là gì?

Chúng ta có thể thấy rằng IC là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vi mạch điện tử có trong tất cả các thiết bị điện tử, công nghệ hay công nghiệp. Với một số công cụ của IC nổi bật mà chúng ta có thể kể đến như sau:

  • Sử dụng để làm bộ vi xử lý trên máy tính: ICs, đặc biệt là CPU (Central Processing Unit), là "bộ não" của máy tính. Có nhiệm vụ thực hiện các phép toán và quản lý các tác vụ để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống.
  • Làm bộ nhớ lưu trữ để giám sát khóa cửa có tính năng chống trộm: ICs được tích hợp trong các hệ thống khóa cửa thông minh để lưu trữ thông tin về khóa và giám sát các hoạt động. Chúng thường đi kèm với tính năng chống trộm để tăng cường bảo mật.
  • ICs là một phần không thể thiếu trong nhiều thiết bị dân dụng như xe máy, xe ô tô, tivi, điều hòa không khí và nhiều sản phẩm khác. Chúng thực hiện các chức năng quản lý, điều khiển để cải thiện tính thông minh và hiệu suất của các thiết bị này.
  • Trong môi trường công nghiệp, ICs được tích hợp vào các loại máy công nghiệp như máy phay, máy tiện. Với mục đích thực hiện quy trình sản xuất và điều khiển các chức năng của máy.

Công dụng của IC là gì?

Công dụng của IC là gì?

Ngoài ra, IC còn được ứng dụng hữu ích trong việc giảm kích thước của mạch xuống đến mức micromet, giúp nâng cao độ chính xác. Đồng thời, IC cũng đóng vai trò quan trọng như một thành phần chủ đạo trong cả mạch điều khiển và mạch logic.

Phân loại IC

IC thường sẽ được phân loại dựa trên 3 yếu tố như sau:

Phân loại IC theo tín hiệu được xử lý

  • IC digital được sử dụng để xử lý và hỗ trợ lưu trữ những tín hiệu digital.
  • IC analog còn có tên gọi khác là IC tuyến tính. Được sử dụng để xử lý những tín hiệu Analog.
  • IC hỗn hợp là loại IC sẽ xử lý những tín hiệu dưới dạng Analog và digital.

Phân loại IC theo tín hiệu được xử lý

Phân loại IC theo tín hiệu được xử lý

Phân loại IC theo mức độ tích hợp

Có một loại mà chúng ta có thể gọi chung tên của nó là IC. Tuy nhiên, để có thể phân biệt dễ dàng hơn thì chúng ta nên chia ra thành 2 loại là MSI và SSI.

  • LSI
  • ULSI
  • VLSI bao gồm các loại như sau: CPU, GPU, ROM, RAM, PLA,...
  • ULSI

Phân loại IC theo công nghệ

+ Monolithic: Đây là các thành phần được tích hợp trên một tấm nền vật liệu bán dẫn đơn tinh thể. Quá trình tích hợp này giúp tối ưu hóa kích thước và hiệu suất của IC.

+ Mạch màng mỏng: Bộ phận này còn được biết đến là mạch phim, nơi các phần tử được tạo ra thông qua quá trình lắng đọng hơi trên nền thủy tinh. Các mạng điện trở được hình thành thông qua quá trình cân bằng điện tử với độ chính xác cao và được bảo vệ bởi một lớp chống ăn mòn.

Đó là một vài thông tin liên quan đến IC mà Techcare vừa chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua đây đã giúp các bạn giải đáp được vấn đề IC là gì? Đồng thời, nắm rõ cấu tạo và công dụng của vi mạch điện tử này nhé!